Thủ tục ăn hỏi truyền thống – Ăn hỏi là một trong 6 lễ bắt buộc. Nghi lễ được xem là không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Trong khi chuẩn bị và thực hiện lễ ăn hỏi có những điều mà bạn cần hết sức lưu ý để tránh gặp những điều không may mắn. Sau đây, Venus xin được giới thiệu tới các bạn 5 điều cần lưu ý về thủ tục ăn hỏi truyền thống bạn nên biết.
5 thủ tục ăn hỏi truyền thống mà bạn cần phải biết
-
Các lễ vật trong thủ tục ăn hỏi truyền thống
Từ xa xưa, trầu, cau là lễ vật đại diện cho tình yêu lứa đôi, tình cảm bền chặt và sự thủy chung. Chính vì vậy, khi thách cưới, nhà gái bao giờ cũng thách cưới bằng cau và trầu. Cau phải to, tròn, đều, sáng và có tua đầy đủ.
Ngoài ra, bánh phu thê, bánh cốm hoặc bánh chưng, bánh dày cũng được xem là lễ vật không thể thiếu. Nó đại diện cho âm dương, có đôi, có cặp trong lễ ăn hỏi. Mặc dù các loại bánh được bày thành hai tráp riêng biệt nhưng khi sắp lễ thì luôn đi cùng nhau.
Các lễ vật khác bao gồm: tráp xôi, tráp lợn sữa, tráp chè thuốc, tráp rượu, tráp hoa quả, tráp mứt hạt sen. Tùy vào điều kiện gia đình mà có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.
-
Thủ tục ăn hỏi truyền thống
Các tráp ăn hỏi thường được bày biện một cách trang trọng. Bên trên có thể phủ một tấm vải đỏ hoặc trang trí hoa tươi. Đội ngũ đỡ tráp cũng thường được lựa chọn kỹ lưỡng. Tùy theo số lượng tráp mà có số người bê tráp tương ứng. Người bê tráp phải là thanh niên chưa lập gia đình, có tuổi bằng hoặc kém cô dâu, chú rể. Đội bê tráp nam thường mặc áo sơ mi trắng đep cà vạt đỏ hoặc áo dài màu xanh. Còn đội bê tráp nữ thường mặc áo dài đỏ hoặc áo dài hồng.
Khi đến trước nhà gái khoảng 100m thì nhà trai xuống và sắp xếp đội hình để mang lễ vào nhà gái. Còn đội đỡ tráp nhà gái xếp thành hàng ở trước cửa để đón lễ vào. Sau khi bê tráp vào bàn thờ nhà gái thì hai bên trao đổi phong bì trao duyên.
-
Những việc nhà gái cần lưu ý
Lễ ăn hỏi chủ yếu diễn ra tại nhà gái nên nhà gái cần phải đặc biệt chú ý đến khâu trang trí cũng như tiếp đón khách. Điều đó vừa thể hiện sự coi trọng mối lương duyên này vừa thể hiện được sự hiếu khách của gia đình nhà gái. Vậy nhà gái cần phải làm gì?
Trước hết về nhà rạp đám hỏi thì nhà gái cũng nên thuê nhà rạp, thuê bàn ghế đám hỏi bao gồm cả thuê bọc ghế đám cưới, thuê nơ ghế đám cưới và thuê khăn trải bàn đám cưới. Và tất nhiên không thể thiếu ấm, chén, lọ hoa, bánh kẹo để trên bàn đám cưới. Đặc biệt trước ngày ăn hỏi thì nhà gái cần dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất bàn thờ tổ tiên.
Cô dâu cần chuẩn bị trang phục ăn hỏi, trang điểm cho mình, gia đình của mình và đội bê tráp nữ.
Và đặc biệt là phải mời các bậc trưởng bối, gia đình, bạn bè đến dự lễ ăn hỏi giữa cô dâu, chú rể.
-
Lễ lại quả
Lễ lại quả được thực hiện khi nhà trai đã mang lễ vật đến nhà gái và nhà gái sẽ lấy một ít lễ từ tráp ăn hỏi mà nhà trai mang đến để “lại quả”. Trong quá trình chia lễ thì bên nhà gái cử một đại diện (cô, bác, dì) của cô dâu dùng tay gỡ các lễ vật. Nhà trai khi đem lễ vật về phải để ngửa và không được trùm khăn màu đỏ lên trên.
-
Cô dâu nên chú ý
Trong thủ tục ăn hỏi truyền thống, cô dâu trước khi nhà trai đến phải ở trong phòng. Và đợi khi chú rể đến thì mới được ra đón tiếp, chào đón quan khách hai bên và tiến hành các nghi lễ. Sau khi hai bên đón tráp vào khu vực đặt lễ thì bên họ nhà trai có đôi lời phát biểu. Đồng thời xin được đón cô dâu về làm dâu con trong nhà. Cũng như chính thức đặt vấn đề hôn nhân giữa hai bên gia đình. Tiếp đó, cô dâu chú rể cùng nhau thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên. Cùng nhau rót nước mời quan họ hai bên. Cô dâu phải hết sức lưu ý đến các cứ chỉ của mình trong suốt buổi lễ ăn hỏi nhé!
CÔNG TY SỰ KIỆN VENUS
Tel: 024.6662.8567 (giờ hành chính)
Hotline: 0934.168.796 | 0972.263.355
Website: https://cuoihoitrongoivenus.com | venusdecor.vn
Add: Đầu ngõ 133 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội (Có chỗ đỗ ô tô)