Sự khác biệt giữa đám hỏi và đám cưới là gì? Bạn có chắc chắn rằng mình hiểu rõ hai nghi lễ quan trọng nhất trong kế hoạch kết hôn này không? Để chuẩn bị một cách tốt nhất, hãy cùng Venus tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
THAM KHẢO THÊM:
Đám hỏi và đám cưới là gì?
1. Đám hỏi là gì?
Đám hỏi hay cụ thể là lễ ăn hỏi, lễ đính hôn. Đây là một nghi lễ quan trọng trong truyền thống cưới hỏi ở Việt Nam. Ăn hỏi đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tình yêu đôi lứa. Đồng thời, đây cũng là sự thông báo hính thức về việc hứa gả của hai bên gia đình.
2. Đám cưới là gì?
Đám cưới là một sự kiện quan trọng của cuộc đời mỗi người. Tổ chức đám cưới là hình thức chúc mừng, thông báo tin vui đến mọi người về hỷ sự của cặp đôi và gia đình hai bên. Lễ cưới được tổ chức với nhiều nghi thức cơ bản như nạp tài, xin dâu, rước dâu, lễ tơ hồng, trải giường chiếu, hợp cẩn, tiệc cưới và lại mặt. Tùy vào văn hóa ở các vùng miền khác nhau mà các nghi lễ có sự điều chỉnh đôi chút nhưng cũng không thay đổi quá nhiều. Vào mùa dịch, các nghi lễ cũng được cắt giảm khác nhiều nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống.
Khác biệt giữa đám hỏi và đám cưới là gì?
1. Sự khác biệt giữa đám hỏi và đám cưới trong quy trình tổ chức
Theo phong tục truyền thống thì đám hỏi sẽ diễn ra trước khi tiến hành đám cưới. Theo lẽ thông thường thì đa số đám hỏi đều được tổ chức sớm hơn đám cưới là 1 tháng. Ngày đám hỏi thì nhà trai sẽ mang sính lễ qua nhà gái để hỏi cưới cô dâu trước sự minh chứng của tổ tiên và họ hàng hai bên. Còn đám cưới sẽ bao gồm lễ rước dâu và tiệc chiêu đãi ở nhà chồng. Sau đám cưới, cô dâu chính thức về nhà chồng.
Còn nếu thời gian gấp rút do một số lý do khách quan hay chủ quan thì đám hỏi và đám cưới đều có thể diễn ra nhanh chóng trong một ngày, buổi sáng nhà trai qua nhà gái đưa sính lễ hỏi cưới và rước dâu về nhà luôn và buổi chiều sẽ cùng nhau ra nhà hàng đãi tiệc cùng các quan khách.
2. Khác biệt về trang phục và cách ăn mặc giữa đám hỏi và đám cưới
Ở lễ hỏi, cô dâu thường chọn áo dài truyền thống đứng cạnh chú rể trong bộ vest lịch lãm. Cả hai sẽ mặc trang phục này đến hết buổi lễ mà không cần thay đổi. Trong lễ cưới, cô dâu sẽ mặc áo cưới màu trắng hoặc áo dài truyền thống. Ngày nay, bên cạnh những cặp đôi thực hiện đám hỏi, đám cưới riêng cũng có nhiều cặp đôi gộp chung đám hỏi và đám cưới. Điều này giúp cặp đôi tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.
3. Khác biệt giữa đám hỏi và đám cưới về lượng người tham dự
Đám hỏi thường không đông khách mà chủ yếu là người thân, họ hàng và bạn bè của cô dâu chú rể. Tại thời điểm này cô dâu vẫn còn ở nhà gái và chưa về nhà chồng. Còn trong đám cưới, lượng khách mời có thể sẽ nhiều hơn. Khách mời có thể là người thân, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp của cô dâu, chú rể và hai bên gia đình.
Có nên gộp chung đám hỏi và đám cưới không?
Hiện tại dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, nếu buộc phải tổ chức thì bạn nên gộp chung đám hỏi và đám cưới. Bạn có thể tham khảo quy trình sau:
– Buổi sáng nhà trai qua nhà gái đưa sính lễ, hỏi cưới và tiến hành rước dâu.
– Buổi chiều cùng đi tiệc tùng, điều này giúp giảm thời gian và chi phí cho các khách mời, họ hàng.
Hoặc có thể buổi sáng ăn hỏi, buổi chiều cưới và đón dâu. Mặc dù tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí nhưng nhà gái thường khó chấp nhận bởi cưới xin là việc trọng đại một lần trong đời. Vì vậy, hãy đảm bảo được sự chấp thuận của hai bên gia đình nếu bạn muốn tổ chức cưới hỏi cùng ngày. Bên cạnh đó, hãy trang trí lễ cưới tư gia thật cẩn thận và tỉ mỉ để có một ngày vui trọn vẹn và đáng nhớ nhé.