Lễ dạm ngõ là một phong tục cưới hỏi được truyền lại từ ngàn đời xưa. Đây là một nghi thức vô cùng quan trọng mà trong đám cưới không thể thiếu được. Vậy phong tục dạm ngõ là gì? ý nghĩa của nó và cách thức thực hiện nghi lễ này ra sao? Bài viết sau đây Venus xin được giới thiệu tới quý vị và các bạn.
XEM THÊM:
Dạm ngõ là gì?
Lễ dạm ngõ (hay còn gọi là lễ chạm ngõ) là buổi lễ gặp mặt chính thức giữa hai gia đình. Trước đây, buổi lễ này thường diễn ra khi cặp đôi trai gài chính thức đặt vấn đề yêu đương. Và gia đình nhà trai đến nhà gái thưa chuyện để đôi trẻ chính thức gặp gỡ, tìm hiểu nhau là tiền đề tiến tới hôn nhân.
Ý nghĩa buổi lễ dạm ngõ theo phong tục Việt Nam
Ngày nay, lễ dạm hỏi vẫn mang ý nghĩa đó. Nhưng cách thức thực hiện có phần biến tấu để phù hợp với nhịp sống của xã hội. Theo đó, thì lễ dạm ngõ vẫn là buổi lễ gặp mặt giữa nhà trai và nhà gái. Nhưng chỉ khi nào hai bên xác định đi đến hôn nhân thì bố mẹ nhà trai mới đến nhà gái nói chuyện chính thức.
Buổi dạm ngõ là buổi gặp mặt chính thức giữa hai bên gia đình. Bố mẹ hai bên sẽ tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, điều kiện cũng như “nếp nhà”. Và hiện nay buổi lễ dạm ngõ thì nhà trai cũng đề cập tới chuyện tổ chức hôn lễ cho đôi trẻ với đầy đủ các nghi lễ như: lễ ăn hỏi với tráp ăn hỏi; lễ cưới; ngày cưới; ngày ăn hỏi cùng với các phong tục cưới hỏi địa phương…..
Lễ dạm ngõ thông thường chỉ có mặt của hai bên gia đình gặp mặt, sau đó có thể dùng chung bữa cơm và cũng không đòi hỏi lễ vật cầu kỳ gì mà chỉ cần một tráp trầu cau nhỏ và có thể mang theo lẵng hoa quả làm quà.
Thủ tục trong lễ dạm ngõ gồm những gì?
Trong lễ dạm ngõ khi nhà trai đến nhà gái thì phải chuẩn bị một chút lễ vật. Không thể thiếu được là tráp trầu cau nhỏ: có thể là 1 chục – 2 chục quả, tương ứng với nó là số lá trầu. Kèm theo đó có thể là một lẵng quà (hoa quả, bánh trái….). Tùy vào điều kiện gia đình mà số lựng quà ra mắt được chuẩn bị. Hơn nữa, nhà trai trước khi đến nhà gái phải chuẩn bị trang phục không cần quá cầu kỳ nhưng cũng phải lịch sự và trang trọng. Gia đình nhà gái khi đón tiếp nhà trai thì cũng cần phải ăn mặc lịch sự, tươm tất để thể hiện sự tôn trọng và hiếu khách.
Nhà trai đến nhà gái
Khi nhà trai đến, trước khi bước vào nói chuyện chính thức thì cô dâu nên chủ động rót nước mời gia đình hai bên. Sau đó, nhà trai đem lễ vật và quà trao cho bó mẹ bên nhà gái. Nhà gái cần phải chuẩn bị đầy đủ nước nôi, hoa quả, bánh kẹo và nếu có thêm lọ hoa trên bàn thì càng lịch sự hơn.
Hai nhà bàn luận về ăn hỏi và thủ tục cưới xin
Sau khi hỏi han, trò chuyện về tình hình gia đình hai bên; gia đình nhà trai chính thức có lời xin được phép qua lại chính thức và ngỏ ý muốn tiến tới hôn nhân cho đôi trẻ. Nhà gái đưa ra ý kiến của mình và có đôi lời gửi gắm tới gia đình nhà trai. Nếu thuận lợi hai bên có thể trao đổi luôn về vấn đề ăn hỏi và thủ tục cưới xin; ngày tổ chức hôn lễ để có thời gian chuẩn bị chính thức.
Mặc dù lễ dạm ngõ chỉ là một nghi lễ diễn ra trong khuôn khổ gia đình. Thế nhưng nó lại mang ý nghĩa hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong nghi lễ của người Việt. Chúng ta cần phải duy trì phong tục này cho ngàn đời sau.
CÔNG TY SỰ KIỆN VENUS
Tel: 024.6662.8567 (giờ hành chính)
Hotline: 0934.168.796 | 0972.263.355
Website: https://cuoihoitrongoivenus.com | venusdecor.vn
Add: Đầu ngõ 133 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội (Có chỗ đỗ ô tô)