Là sự kiện quan trọng có sức ảnh hưởng lớn trong cuộc đời mỗi người, đám cưới dù theo phong tục truyền thống miền Bắc, Nam, Trung đều được chuẩn bị kĩ càng từ xem ngày đẹp đến các nghi thức. Qua bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về trình tự cưới hỏi của người miền Bắc theo phong tục truyền thống diễn ra như thế nào nhé!
Dần theo thời gian, cùng sự tiến bộ của xã hội và để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại thì có sự thay đổi của tập tục cưới hỏi. Nhưng 4 nghi thức chính vẫn tồn tại đó chính là: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ đón dâu và lễ lại mặt.
>>Click ngay để tìm hiểu thêm về tráp ăn hỏi, tráp dạm ngõ gồm những lễ vật gì?
Lễ dạm ngõ phong tục miền Bắc
Dạm ngõ là nghi thức đầu tiên trong phong tục cưới hỏi của người miền Bắc. Trải qua bao nhiêu năm, nghi thức này vẫn không thể bỏ qua. Đây chính là lần gặp mặt chính thức đầu tiên của hai bên gia đình sau thời gian tìm hiểu yêu đương của đôi bạn trẻ. “Người lớn” thưa chuyện với nhau để đôi uyên ương công khai qua lại và bàn bạc về đám hỏi sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới.
Để chuẩn bị cho lễ dạm ngõ, gia đình nhà trai chuẩn bị lễ vật là tráp gồm trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn. Trình tự cưới hỏi của người miền Bắc với lễ dạm ngõ gói gọn với số người tham dự chỉ trong nội bộ hai bên gia đình. Ngoài ra, việc tiếp đón cũng đơn giản, ấm cúng. Để tiếp đón nhà trai, nhà gái chuẩn bị sẵn chè thuốc, trái cây, bánh kẹo. Để gắn kết thêm tình cảm và có thêm thời gian trò chuyện tìm hiểu nhau, nhà gái có thể mời gia đình nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật.
Lễ ăn hỏi trong trình tự cưới hỏi của người miền Bắc
Tiếp sau lễ dạm ngõ chính là lễ ăn hỏi trong trình tự cưới hỏi của người miền Bắc. Số lượng tráp ăn hỏi được chuẩn bị gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp tùy vào điều kiện và sự thống nhất giữa hai bên gia đình. Các tráp chính bắt buộc có trong lễ ăn hỏi là: Tráp trầu cau, tráp bánh cốm, bánh phu thê, tráp rượu chè thuốc. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm tráp lợn quay, tráp xôi.
Tại một số nơi còn có thêm phong bì tiền được gọi là lễ đen. Đây là tấm lòng của nhà trai gửi đến nhà gái để bày tỏ sự biết ơn, tôn trọng nhà gái có công sinh thành, dưỡng dục nên cô dâu.
Lễ cưới tại miền Bắc
Lễ cưới là nghi thức thứ 3 trong trình tự cưới hỏi của người miền Bắc.Việc xem ngày đẹp để tổ chức lễ cưới cần cẩn trọng. Vì theo quan niệm, ngày giờ đẹp có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của đôi vợ chồng mới cưới.
Đúng như kế hoạch đã lên, đúng ngày lành tháng tốt phái đoàn nhà trai tới nhà gái mang theo hoa cưới và xe hoa để rước dâu về nhà. Sau khi xin phép và làm theo đúng các nghi thức thì chú rể sẽ lên phòng đón cô dâu ra xe hoa về nhà trai.
Lễ lại mặt
Sau ngày cưới, đôi vợ chồng trẻ sẽ thực hiện lễ lại mặt theo đúng trình tự cưới hỏi của người miền Bắc. Tuy nhiên, nếu điều kiện địa lý quá xa thì lễ lại mặt có thể gộp vào ngay sau lễ xin dâu.
Trong lễ lại mặt, cô dâu chú rể cùng nhau về nhà ngoại mang theo lễ vật gồm xôi, gà, giò lụa. Họ ở lại ăn cơm cùng gia đình bố mẹ vợ. Ý nghĩa của lễ lại mặt muốn nhắc nhở chúng ta về chữ Hiếu không chỉ với nhà chồng mà cũng cần quan tâm tới nhà vợ. Việc chăm sóc gia đình hai bên nội ngoại cần có sự cân bằng
>>Tham khảo thêm về lễ ăn hỏi 5 tráp theo phong tục miền Bắc.
Trình tự cưới hỏi của người miền Bắc không chỉ mang tính chất nghi lễ mà nó còn là phong tục truyền thống, là nét đẹp văn hóa cần được lưu giữ và bảo tồn. Qua bài viết trên, Venus hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về truyền thống cưới hỏi của người Việt Nam để có sự chuẩn bị tốt nhất cho hôn lễ sắp diễn ra của mình.
CÔNG TY SỰ KIỆN VENUS
Tel: 024.6662.8567 (giờ hành chính)
Hotline: 0934.168.796 | 0972.263.355
Website: https://cuoihoitrongoivenus.com | venusdecor.vn
Add: Đầu ngõ 133 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội (Có chỗ đỗ ô tô)